Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại đang là sự lựa chọn ưu tiên cho những cửa hàng nhỏ như cửa hàng tạp hóa, quán ăn, quán cafe, siêu thị mini, karaoke,… Có lẽ bởi sự tiện lợi, nhỏ gọn tiện lợi mà chiếc Smartphone mang lại.
Nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại tốt nhất cho cơ sở kinh doanh của bạn.
I. POS365 – Phần mềm bán hàng trên điện thoại tốt nhất hiện nay
Phần mềm POS365 được áp dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép quản lý bán hàng ngay cả khi gặp sự cố về Internet. Hiện tại POS365 có rất nhiều App phục vụ các nhu cầu bán hàng của quý khách từ quản lý, Thu ngân, gọi món và sản phẩm Menu điện tử – Vmenu kết hợp với Viettel. Bạn có thể tải qua Appstore hoặc CH Play. Những đặc điểm nổi bật của POS365 có thể kể đến:
Những tính năng nổi bật của phần mềm POS365:
- Sử dụng trên nhiều hệ điều hành bao gồm phần mềm tính tiền trên iphone (hệ điều hành iOS), hệ điều hành Android và Windows.
- Tương thích trên nhiều thiết bị như điện thoại, ipad, máy tính, máy POS cầm tay,…
- Giao diện màn hình thân thiện, dễ sử dụng.
- Hỗ trợ thu ngân tính tiền nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian.
- Hỗ trợ quản lý từ xa trên điện thoại.
- Có thể hoạt động ngoại tuyến khi mất điện hoặc không có kết nối Internet.
- Dễ dàng chuyển bàn, ghép order, hủy món, đổi món cho khách.
- Sắp xếp thứ tự thực đơn theo thời gian gọi món của khách hàng.
- Quản lý thu chi, công nợ chính xác, chi tiết.
- Báo cáo thống kê chi tiết theo biểu đồ cột, tròn,… tình hình kinh doanh.
Nhược điểm:
- Chưa có kết nối bán hàng online trên mạng xã hội
- Chưa liên kết với đơn vị vận chuyển nào
Chú ý: Khách hàng có thể dùng thử phần mềm POS365 miễn phí trong vòng 7 ngày. Hết hạn dùng thử, bạn phải trả phí 92.000 đồng/tháng để tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó còn có các gói sau: Gói 12 tháng 1.650.000 đồng; Gói 2 năm 3.300.000 đồng; Gói vĩnh viễn 6.600.000 đồng.
II. Phần mềm quản lý bán hàng điện thoại KiotViet
Ưu điểm:
Đối với App quản lý:
- Giao diện đơn giản, hiển thị đầy đủ các thông số mà người quản lý có thể nắm bắt
- Hệ thống cảnh báo các thông tin khẩn cấp từ xa như lượng hàng tồn kho vượt qua định mức tối thiểu,…
Đối với App bán hàng:
- Có thể tạo nhiều đơn hàng cùng một lúc.
- Thanh toán đa phương thức: Thẻ ngân hàng, chuyển khoản, qua điểm thưởng.
- Tích hợp các đơn vị vận chuyển như GHN, Viettel Post, J&T Express, Ahamove…
Nhược điểm:
- Thanh menu nhiều mục nhỏ khiến việc thao tác dễ bị nhầm lẫn và khó khăn.
- Phân quyền nhân viên khó.
- Giao diện chưa được sắp xếp hợp lý.
- Nhiều tính năng khó sử dụng phải liên hệ đến bộ phận CSKH.
Chú ý: Bạn có thể sử dụng phần mềm bán hàng trên điện thoại, máy tính,… trong vòng 10 ngày. Hết hạn dùng thử, bạn phải trả phí để tiếp tục sử dụng: Gói hỗ trợ 180.000 đồng/ cửa hàng/tháng; Gói chuyên nghiệp 250.000 đồng/cửa hàng/tháng.
III. App quản lý bán hàng trên điện thoại Sapo
Ưu điểm:
- Giao diện đẹp mắt, tối ưu thao tác. Hiển thị mô tả tóm tắt tình hình kinh doanh.
- Thao tác trên App dễ dàng, hiển thị đầy đủ thông tin, các nút điều hướng dễ dàng sử dụng.
- Tích hợp với các quản lý và đối tác vận chuyển, quản lý giao hàng, báo cáo bán hàng chi tiết,…
- Đa dạng phương thức thanh toán từ COD, chuyển khoản, tiền mặt, quẹt thẻ đến thanh toán qua QR code.
- Có các tính năng chuyên dụng cho việc bán hàng.
- Cho phép chọn nhiều sản phẩm một lúc hiển thị tùy chọn thêm chiết khấu, thông tin khách hàng ghi chú và hiển thị số tiền khách đưa/số tiền trả lại.
Nhược điểm:
- Không tạo được nhiều đơn thanh toán một lúc.
- Không thể xóa đơn hàng.
- Không có tính năng bảo hành hàng hóa khi tích hợp với các đơn vị vận chuyển.
- Không hỗ trợ một số cửa hàng kinh doanh mặt hàng đặc thù.
Chú ý: Khách hàng có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong thời gian cho phép. Hết hạn dùng thử, bạn phải trả phí để tiếp tục sử dụng phần mềm: Gói cơ bản 119.000 đồng/tháng; Gói Pro 229.000 đồng/tháng.
IV. Nhanh.vn – Ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại
Ưu điểm:
- Thanh toán nhanh chóng, không mất nhiều thao tác .
- Cảnh báo sản phẩm hết hàng, cảnh báo hàng hóa quá cân.
- Báo cáo chi tiết đơn hàng, doanh thu chi tiết theo thời gian thực.
- Tích hợp gửi Email chăm sóc khách hàng.
Nhược điểm:
- Chỉ có những mục cơ bản như Báo cáo, hàng hóa, bán hàng, vị trí hàng.
- Tích hợp cả 2 App quản lý và bán hàng khiến giảm hiệu năng làm việc.
- Tab điều hướng không có nút back. Muốn quay lại phải chọn vào Menu và lựa chọn mục khác.
V. Phần mềm TPOS
Ưu điểm:
- Tích hợp với các thiết bị bán hàng như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn,…
- Giao diện đẹp mắt
- Tối ưu cho việc quản lý bán hàng online trên mạng xã hội
- Kết nối với các đơn vị vận chuyển
Nhược điểm:
- Giao diện của TPos khá vòng vo và khó sử dụng
- Giá cao và phải trả thêm phí để sử dụng một số tính năng nâng cao
VI. Phần mềm bán hàng trên điện thoại PosApp
PosApp cũng được đánh giá là một trong những phần mềm bán hàng trên điện thoại hiệu quả, giúp các chủ kinh doanh quản lý cửa hàng, chuỗi cửa hàng cũng như kiểm soát được doanh thu cửa hàng.
Các tính năng nổi bật của phần mềm PosApp:
- Kiểm soát nhập – xuất nguyên vật liệu chi tiết.
- Có thể hoạt động ngoại tuyến ngay cả khi không có kết nối Internet hoặc mất điện.
- Quản lý báo cáo bán hàng, báo cáo kho, báo cáo ca làm của nhân viên chi tiết.
- Hỗ trợ mọi hoạt động bán hàng, quản lý xuất – nhập kho, quản lý thông tin khách hàng,…
- Phân quyền quản lý nhân viên.
- Quản lý chi tiết các hóa đơn.
- Nắm bắt và kiểm soát tình hình kinh doanh, chi phí lãi lỗ của cửa hàng từ xa thông qua điện thoại, máy tính, ipad,…
Chú ý: Dùng thử miễn phí trong vòng 14 ngày. Hết hạn dùng thử, bạn có thể tiếp tục sử dụng bằng cách trả phí với các gói sau: Gói cơ bản 120.000 đồng/tháng; Gói phổ biến 170.000 đồng/tháng.
Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp lại Top 6 phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại tốt nhất 2022. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn được phần mềm thích hợp nhất nhé!